MENU

조회 수 70 추천 수 0 댓글 0
?

단축키

Prev이전 문서

Next다음 문서

크게 작게 위로 아래로 댓글로 가기 인쇄
?

단축키

Prev이전 문서

Next다음 문서

크게 작게 위로 아래로 댓글로 가기 인쇄

Nắng nóng hơn, nhu cầu sử dụng tăng 9 - 10%

Ngay trong tháng 1 và nửa đầu tháng 2, TP.HCM và nhiều tỉnh miền Đông Nam bộ đã xuất hiện những ngày nắng nóng đầu tiên của năm nay khi nhiệt độ cao nhất ghi nhận từ 35 - 36 độ C. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do hiện tượng El Nino, nắng nóng tại khu vực Nam bộ, Tây Bắc Bắc bộ và Trung bộ có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng đến sớm tại khu vực miền Nam, miền Trung và dự báo từ tháng 3 - 5, trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ phổ biến cao hơn khoảng 0,5 - 1,5 độ C so với trung bình nhiều năm. 

Năm ngoái, VN từng trải qua đợt nóng thứ hai trong lịch sử, chỉ sau năm 2019. Nhiệt độ trung bình trên toàn quốc khi đó cao hơn 1,09 độ C so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng, khô hạn dẫn đến nước tại các hồ thủy điện cạn kiệt, điện than ngưng hoạt động nhiều tổ máy để sửa chữa… trong khi nhu cầu sử dụng điện lại cao. Thế nên, mùa khô năm 2023, VN, đặc biệt là miền Bắc, đã trải qua 23 ngày thiếu điện và chính Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đánh giá là gây "hậu quả khủng khiếp" cho nền kinh tế, môi trường đầu tư, uy tín của đất nước.

Trong bối cảnh đó, câu hỏi về nguồn cung điện cho mùa khô năm nay được đặt ra rất sớm. Theo EVN, việc đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm nay và kể cả năm sau là "nhiệm vụ cam go, thách thức". Đại diện tập đoàn cho hay 48% nguồn cung đến từ các tập đoàn nhà nước gồm EVN, Tập đoàn Dầu khí VN, Tập đoàn Than khoáng sản VN; 52% nguồn còn lại phụ thuộc vào các doanh nghiệp bên ngoài. Như vậy, nếu các đơn vị sản xuất không ổn định, nguồn cung ứng điện sẽ bị ảnh hưởng trên cả nước. 

Đặc biệt, tại miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho hay dù đã tăng trưởng phụ tải tại khu vực tương đối thấp, cao nhất chỉ hơn 15.800 MW, song tình trạng thiếu nguồn diễn ra nhiều đợt. Công suất phân bổ từ Trung tâm điều tiết hệ thống điện quốc gia về cho khu vực miền Bắc có nhiều thời điểm xuống dưới mức 10.000 MW và kéo dài, dẫn đến sản lượng điện giảm mạnh. Với kịch bản có xác suất sự cố cao và khả năng nắng hạn, nước về hồ thủy điện kém như năm 2023, riêng khu vực phía bắc, dự kiến có thể thiếu từ 1.200 - 2.500 MW điện trong tháng cao điểm nắng nóng từ tháng 5 - 7 năm nay.

Lo thiếu điện vào mùa khô- Ảnh 1.

Cần có các giải pháp lâu dài để giải bài toán nguồn cung điện bền vững

NGỌC THẮNG

Chuyên gia năng lượng, TS Nguyễn Huy Hoạch (Hiệp hội Năng lượng VN) lo lắng dù El NinoEl Nino được dự báo sang 2024 sẽ nhẹ hơn nhưng diễn biến bất thường của thời tiết trong năm nay rất đáng lưu tâm. Nếu nắng nóng và số ngày nhiệt độ tăng cao kéo dài, áp lực thiếu điện tại khu vực miền Bắc trong mùa khô rất lớn vì từ nhiều năm qua, miền Bắc chưa có dự án điện mới nào được thực hiện trong khi nhu cầu tăng gần 10% mỗi năm. 

"Từ năm 2016 đến nay, dự án nhiệt điện không được bổ sung, thủy điện lớn khai thác hết, nguồn mở rộng chưa kịp đưa vào khai thác vào mùa hè này. Nói chung, các nguồn chủ động đều không được bổ sung mới, nguồn nhập khẩu tăng thêm cũng không dễ dàng gì, nên với nhu cầu sử dụng tăng mỗi năm, thiếu điện là khó tránh khỏi", ông Hoạch dẫn chứng.

EVN tính toán nhu cầu sử dụng điện bình quân tăng 9% mỗi năm, tương ứng tăng 4.000 - 4.500 MW, trong khi năm 2024, nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành chỉ đạt khoảng 1.950 MW, nhưng cũng chỉ tập trung khu vực miền Nam và miền Trung. Như vậy, miền Bắc vẫn đối diện áp lực thiếu điện trong mùa khô sắp tới.

https://thanhnien.vn/lo-thieu-dien-vao-mua-kho-185240221225455073.htm


CLOSE