MENU

?

단축키

Prev이전 문서

Next다음 문서

크게 작게 위로 아래로 댓글로 가기 인쇄
?

단축키

Prev이전 문서

Next다음 문서

크게 작게 위로 아래로 댓글로 가기 인쇄

Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói rằng Ukraine nên được mời gia nhập khối càng sớm càng tốt, dù chưa có toàn vẹn lãnh thổ.

Ông Rasmussen, một cựu thủ tướng Đan Mạch, tin rằng mối đe dọa NATO can thiệp theo Điều 5 sẽ buộc Nga phải dừng chiến dịch quân sự đặc biệt.

Ngay cả những người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất cũng thừa nhận rằng Kyiv không thể gia nhập khối quân sự chừng nào xung đột với Nga vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, ông Rasmussen tin rằng việc mời Ukraine tham gia liên minh sẽ hạn chế nguy cơ leo thang với Moscow.

Báo The Guardian dẫn lời ông Rasmussen cho hay: “Độ tin cậy tuyệt đối của các đảm bảo trong Điều 5 sẽ ngăn chặn Nga tiến hành các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Ukraine, khi nước này đã là thành viên NATO. Nhờ đó, Ukraine rảnh tay đưa lực lượng ra tiền tuyến”.

Điều 5 của hiệp ước NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ nhận lại phản ứng từ toàn bộ liên minh, vì vậy khối này sẽ phải tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine và chiến đấu chống lại Nga nếu Kyiv được kết nạp ngay lúc này.

Cựu lãnh đạo NATO muốn Ukraine gia nhập dù chưa toàn vẹn lãnh thổ - Ảnh 1.

Cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu trong Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen ở Skuespilhuset (Đan Mạch), ngày 10.6.2022

REUTERS

The Guardian viết rằng ông Rasmussen tin đề xuất của ông giống như việc áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ mà Ukraine vẫn đang kiểm soát và sẽ ngăn cản Moscow tiến lên. Ông nói thêm: “Để làm cho Điều 5 trở nên đáng tin cậy, cần phải gửi một thông điệp rõ ràng tới Nga rằng bất kỳ hành vi vi phạm lãnh thổ NATO nào cũng sẽ bị đáp trả”.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay ở Vilnius (Lithuania), khối này đã không đưa ra cho Ukraine một mốc thời gian rõ ràng để gia nhập, khiến Kyiv tức giận.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi điều đó là “chưa từng có và vô lý”, nhưng cuối cùng đã dịu giọng hơn, mô tả kết quả chung của hội nghị thượng đỉnh là “tích cực” nhờ vào việc thành lập Hội đồng NATO-Ukraine và loại bỏ yêu cầu về Kế hoạch hành động thành viên cho Kyiv.

Ông Rasmussen, cựu thủ tướng Đan Mạch, người lãnh đạo NATO từ năm 2009 đến 2014 và trở thành cố vấn tổng thống Ukraine “dù không nằm trong chính phủ” vào năm 2016, tin rằng hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập khối tại Washington vào mùa hè tới sẽ là thời điểm hoàn hảo để chính thức đưa ra lời mời Ukraine.

Ông nói: “Chúng ta cần một cấu trúc an ninh châu Âu mới, trong đó Ukraine là trung tâm của NATO”.

Văn phòng tổng thống Ukraine ngay lập tức đã phản đối gợi ý của cựu lãnh đạo NATO. Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak châm biếm điều mà ông gọi là “những đề xuất kỳ lạ cứ định kỳ lại xuất hiện” về giải pháp cho cuộc xung đột. Ông cho rằng những giải pháp đơn giản như vậy cho thấy nhiều người chưa “hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả”.

Một thành viên NATO ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine

Theo ông Podolyak, thảo luận khả năng cho phép Ukraine gia nhập NATO chỉ khiêu khích Nga tăng leo thang xung đột. Bên cạnh đó, không có gì chắc chắn Nga sẽ chấp nhận cho Ukraine vào NATO, và cũng chưa biết ai sẽ đảm bảo Nga không tiếp tục xâm phạm đường phân giới.

Vị quan chức cho rằng giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột là phương Tây tăng cường đáng kể hỗ trợ quân sự và công nghệ cho Ukraine.

Nga và Ukraine đã tổ chức một số vòng đàm phán trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, nhưng sau đó đã dừng lại. Kyiv nhấn mạnh Ukraine sẽ không quay lại bàn đàm phán cho đến khi Moscow rút hết lực lượng, còn Điện Kremlin muốn đàm phán phải tính đến các thay đổi trên thực tế.

Tuy nhiên, gần đây, đài NBC dẫn lời các quan chức Mỹ và châu Âu nói Mỹ và Liên minh châu Âu đã bắt đầu thảo luận kín với Ukraine về khả năng hòa đàm. Trong đó, các bên cùng thảo luận về những nhượng bộ khả dĩ từ phía Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ngay lập tức bác bỏ thông tin này và nhấn mạnh không có ai đang gây áp lực với Ukraine về đàm phán.

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/goi-y-la-ve-gia-nhap-nato-khien-ukraine-phan-doi-185231113205425164.htm


  1. 미국 고속도로서 버스와 트럭 추돌 사고…학생 등 6명 사망 [현장영상]

    Date2023.11.15 ByHươngLy Views991
    Read More
  2. 일본, 북한 신형 미사일 고체연료 엔진 시험에 “추가 도발 가능성”

    Date2023.11.15 ByHươngLy Views57
    Read More
  3. 평양서 '북러경제공동위' 부문별 회담‥러 "실제적 협조 발전"

    Date2023.11.15 Bytranghoan Views221
    Read More
  4. 러, 달탐사 위해 1년간 격리‥"그다음엔 우주에서 출산 실험"

    Date2023.11.15 Bytranghoan Views258
    Read More
  5. 38년 전 ‘금문교의 시진핑’ 사진, 중국서 퍼지는 까닭

    Date2023.11.15 Bytranghoan Views126
    Read More
  6. APEC 미중 정상회담, 샌프란시스코 아닌 이 ‘정원’에서 열린다

    Date2023.11.15 Bytranghoan Views30
    Read More
  7. 미·중, 정상회담 앞두고 ‘기후 공동대응’ 합의…워킹그룹 가동

    Date2023.11.15 Bytranghoan Views48
    Read More
  8. 상하이, 인공 달팽이관 이식수술 부담 줄어

    Date2023.11.15 Bytranghoan Views1088
    Read More
  9. 브라질, 때아닌 폭염에 해변 인파 몰려

    Date2023.11.15 Bytranghoan Views50
    Read More
  10. NATO 가입에 대한 이상한 제안은 우크라이나를 반대하게 만들었다.

    Date2023.11.15 ByHươngLy Views1781
    Read More
  11. 왜 서방과 우크라이나 정보 사이에 균열이 증가합니까?

    Date2023.11.15 ByHươngLy Views1751
    Read More
  12. 미국서 비상착륙하던 비행기가 자동차와 충돌…1명 부상 [현장영상]

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views54
    Read More
  13. 미국 뉴욕, 빈대 신고 건수 17% 증가

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views1248
    Read More
  14. 서방 11개 언론사,“가자 지구 취재 접근 허용해달라” 서한

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views38
    Read More
  15. “하마스 의사당 접수 후 이스라엘기 게양”…네타냐후 “끝까지 갈 것”

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views36
    Read More
  16. 시카고서 가자 지구 정전 요구 유대인·무슬림 연합시위

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views804
    Read More
  17. 미국 “인질 석방 위해 ‘수 일’ 단위 더 긴 교전중지 원해

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views298
    Read More
  18. “바이든-시진핑, 15일 회담서 군사 대화창구 재개 합의할 듯”

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views560
    Read More
  19. 이스라엘-하마스 전쟁, 반도체로 불똥…공급망에 ‘노란불’ 켜졌다

    Date2023.11.14 Bytranghoan Views496
    Read More
  20. 유엔 직원 100여 명 사망…남부 거주용 건물에도 폭격

    Date2023.11.13 Bytranghoan Views371
    Read More
목록
Board Pagination Prev 1 ... 144 145 146 147 148 149 150 151 152 ... 153 Next
/ 153
CLOSE