MENU

?

단축키

Prev이전 문서

Next다음 문서

크게 작게 위로 아래로 댓글로 가기 인쇄 첨부
?

단축키

Prev이전 문서

Next다음 문서

크게 작게 위로 아래로 댓글로 가기 인쇄 첨부

Văn hoá tạo nên doanh nghiệp dân tộc

 

z5048670437786_f5e71486eb7e066c305052582adf61e8.jpg

 

OH DUK*

Doanh nghiệp dân tộc mang lại giá trị cho quốc gia khi đi ra thế giới bằng cách giới thiệu và quảng bá văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm và dịch vụ đặc trưng của dân tộc đó. Họ còn giúp thúc đẩy du lịch văn hóa và thương mại, tạo ra cơ hội việc làm cho người dân và góp phần phát triển kinh tế và văn hóa của quốc gia.

Góp phần phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa

Doanh nghiệp dân tộc là thuật ngữ dùng để chỉ các công ty được thành lập hoặc điều hành bởi các doanh nhân đến từ một quốc gia hoặc nhóm dân tộc cụ thể. Điều đó có nghĩa, công ty tiến hành kinh doanh hoặc đóng góp cho cộng đồng và nền kinh tế địa phương bằng cách sử dụng vốn và lao động của đất nước hoặc dân tộc. Các doanh nghiệp dân tộc thường góp phần phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa của một quốc gia, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh giữa các quốc gia.

Tại Hàn Quốc, khoa học công nghệ phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu.  Từ nông thôn tới thành thị đều ứng dụng các công nghệ cơ khí, tự động hoá trong sản xuất và cần sử dụng rất ít lao động. Cùng với đó, là tỷ lệ dẫn số đang già hoá dù kinh tế phát triển. Chính phủ luôn khuyến khích và tạo rất nhiều điều kiện cho doanh nghiệp kể từ khi khởi nghiệp. Dù ở nông thôn, hay thành thị doanh nhân muốn khởi nghiệp, chỉ cần có ý tưởng dự án tốt, nhà nước sẵn sàng hỗ trợ vốn. Khi doanh nghiệp đã lớn mạnh trở thành những doanh nghiệp dân tộc lớn như Samsung. Hyndai, LG, SK… muốn vươn ra thị trường thế giới, Chính phủ cũng hỗ trợ rất tốt. Thậm chí cả doanh nghiệp nhỏ, muốn đầu tư ở nước ngoài cũng được chính phủ trợ giúp. Hàn Quốc có chính sách rất hay đó là một doanh nghiệp dân tộc khi đầu tư tại các nước khác sẽ kéo theo một cụm các doanh nghiệp nhỏ phụ trợ đi cùng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thành một hệ sinh thái doanh nghiệp của Hàn Quốc tại quốc gia đó. 

Ước tính hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam. Tại Việt Nam cũng có nhiều tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp của Hàn Quốc như: Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM); Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại hải ngoại – Chi nhánh Việt Nam (OKTA). Phía dưới các tổ chức này cũng có các hội trực thuộc để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam. 

Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là năm 1993, sau đó chuyển đến Việt Nam sinh sống từ năm 1995, lúc đó Việt Nam chưa có mạng Internet, và đến năm 1997 Việt Nam mới bắt đầu có mạng Internet. Ở thời điểm đó, người Việt Nam chưa biết nhiều về công nghệ thông tin (CNTT) nhưng sau gần 3 thập kỷ, CNTT tại Việt Nam đã rất phát triển và không thua thế giới. Đã có nhiều tập đoàn Công nghệ Việt Nam như: Viettel, FPT, CMC… đi ra thế giới. 

So với 30 năm trước, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc. Diện maọ của các đô thị tại Việt Nam đã thay đổi rõ rệt. 30 năm trước chưa có các toà nhà cao tầng, nhưng hiện nay đã có hàng loạt các toà nhà cao tầng tại các đô thị lớn. Thành phố lớn tại Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM đã rất phát triển, chẳng khác nào Hồng Kông, Seoul. 

Hàn Quốc rất quan tâm và chú trọng đầu tư tại Việt Nam. Tính đến năm 2022, có khoảng hơn 80 tỷ USD được các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hoá. Nếu như Việt Nam có áo dài truyền thống thì Hàn Quốc có Hanbok. Văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc cũng đa dạng và phong phú bao gồm: kim chi, bulgogi, bánh gạo và ramen. Văn hóa đại chúng Hàn Quốc, bao gồm K-pop, K-drama và phim ảnh, đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Samsung Electronics và LG Electronics nổi tiếng thế giới với các sản phẩm công nghệ Hàn Quốc và được người tiêu dùng công nhận về chất lượng cao và công nghệ tiên tiến. Nói như vậy, để thấy một doanh nghiệp dân tộc mang lại giá trị rất lớn cho quốc gia khi đi ra thế giới. Họ chính là đại sứ quảng bá văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm và dịch vụ đặc trưng của dân tộc đó. 

Nền tảng văn hoá tạo nên doanh nghiệp dân tộc

Tại những doanh nghiệp dân tộc Hàn Quốc, điều dễ nhận thấy đó sự khác biệt của đội ngũ nhân sự. Tại Samsung, tư duy và thái độ là 2 nét đặc trưng dễ nhận thấy rõ nhất của đội ngũ nhân sự. Họ luôn sẵn sàng tìm tòi để nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người dùng, khách hàng. Riêng thái độ thì thấy rõ sự lễ phép, cố gắng - nỗi lực mỗi ngày, thậm chí là cả sự hy sinh. Họ quan niệm, trong cuộc sống bất kỳ ai đều mong có thành công và tiền tài, và muốn như vậy thì phải có thái độ tốt, cùng với sự nỗ lực mỗi ngày, mới có kết quả tốt. Một doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp dân tộc thành công như Samsung, LG…, bên cạnh chính sách hỗ trợ của chính phủ, thì phải dựa vào nội lực của chính doanh nghiệp, cùng với đó là sự may mắn. Và trên tất cả, nền tảng văn hoá là giá trị cốt lõi để tạo nên một doanh nghiệp dân tộc. Phẩm chất đặc trưng của một doanh nghiệp dân tộc có thể bao gồm việc tôn trọng và duy trì truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc, sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật và phong cách sản xuất theo cách truyền thống, và giữ vững nhận thức về vai trò và trách nhiệm với cộng đồng dân tộc.

Sinh sống tại Việt Nam nhiều năm, điều tôi quan sát thấy là sự chăm chỉ cần cù của người lao động Việt Nam và Hàn Quốc về cơ bản là giống nhau , tuy nhiên, nhân viên người Hàn Quốc có tính chủ động và kỷ luật hơn người Việt. Nếu như với nhân sự người Việt, ông chủ phải chỉ từng chút, từng chút khi làm việc, thì ở nhân sự Hàn Quốc tính chủ động cao hơn. Hướng dẫn 1, lao động người Hàn có thể chủ động triển khai đến 5. Nhưng ở người lao động Việt, hướng dẫn 1 họ chỉ làm 1. Tại doanh nghiệp Hàn Quốc, việc phân cấp thứ bậc rất rõ ràng, sẽ không có chuyện người chủ ngồi ăn cơm chung với nhân viên cấp thấp như điều dễ tìm thấy ở doanh nghiệp Việt. Chính vì điều đó, dễ nhận thấy, ông chủ doanh nghiệp người Hàn Quốc thường gia trưởng và chỉ đạo cấp dưới bằng mệnh lệnh, còn ông chủ người Việt thì sẽ mềm mại hơn khi giao việc và điều hành công việc. 

Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, lãnh đạo phải làm gương và tập hợp được sức mạnh của đội ngũ. Tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, phần thường luôn là động lực cho nhân viên cố gắng để đóng góp cho sự phát triển chung của công ty. Hình thức thưởng tại doanh nghiệp Hàn Quốc thường chú trọng bằng vật chất, cụ thể là tiền thưởng, trong khi đó, điều tôi thấy ở nhiều doanh nghiệp Việt đó là thường khuyến khích về tinh thần nhiều hơn, chủ yếu là bằng khen còn tiền thưởng thì mang tính tượng trưng. 

Việt Nam được ưu đãi hơn về khí hậu, đặc biệt tại khu vực miền Nam, bởi khí hậu tốt, nên phong cách sống của người lao động cũng khá thoải mái, họ không cần phải lo chuẩn bị kế hoạch dự trữ thức ăn và lửa như người Hàn khi mùa đông đến. Chính điều kiện địa lý này, tạo nên tính bền bỉ và sáng tạo của người Hàn Quốc mà người đâu đó vẫn còn thiếu. 

Từ những quan sát trên, tôi cho rằng, để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và vươn ra toàn cầu như một số doanh nghiệp dân tộc của Hàn Quốc. Đầu tiên, chúng ta phải đảm bảo khả năng cạnh tranh bằng cách tăng cường năng lực công nghệ và đổi mới. Ngoài ra, chúng ta phải có hệ thống quản lý và sản xuất hiệu quả để nâng cao năng suất và tạo được niềm tin trên thị trường toàn cầu bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế. Điều quan trọng nữa là tăng cường chuyển giao công nghệ và hợp tác bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài và đảm bảo các kênh tiếp thị và bán hàng tùy chỉnh để thâm nhập thị trường toàn cầu. Cuối cùng, chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta có thể giành được sự tin tưởng và tín nhiệm trên thị trường toàn cầu trong khi thực hiện quản lý bền vững và trách nhiệm xã hội. 


Tôi hy vọng sắp tới sẽ chứng kiến nhiều hơn nữa các doanh nghiệp dân tộc Việt lớn mạnh, vươn ra thì trường toàn cầu, đem theo văn hoá để thế giới biết đến những điều tốt đẹp về văn hoá, con người Việt Nam, từ đó đến du lịch và đầu tư nhiều hơn nữa tại Việt Nam. 


*Giám đốc Công ty Triển vọng quốc tế; Cố vấn quốc tế Thành phố Incheon; Uỷ viên tư vấn hiến pháp của Tổng thống Hàn Quốc; Giám đốc Trung tâm Văn Hoá Việt – Hàn, Trường Đại học Miền Đông Đồng Nai. 

(Vân Ly ghi)

 

포탈까이지닥컴.JPG

IMG_6192.JPG

화면 캡처 2024-01-07 181105.jpg

DSCF7977.JPG

화면 캡처 2024-01-07 181311.jpg

IMG_0355.JPG

IMG_0272.JPG

 


 

?

CLOSE